Bất kể công việc gì cũng cần có quy trình rõ ràng ngay từ đầu thì mình mới có thể tiết kiệm thời gian và làm việc hiệu quả. Đối với thiết kế Website thì điều này lại càng quan trọng. Hôm nay Tây Group sẽ chia sẻ cùng bạn 9 bước thiết kế Website bán hàng, hi vọng bạn sẽ đọc thật kỹ và đưa ra To-do-list cho riêng mình để có một trang Web chuyên nghiệp nhé.
Bước 1: Thiết kế website theo ngành hàng và đối tượng khách hàng

Bạn phải xác định được ngành hàng và đối tượng khách hàng của bạn thì mới định hình được ý tưởng về giao diện, tính năng cần có trong việc thiết kế Website và đặc biệt là xác định tên miền và Web hosting phù hợp. Để xác định điều đó bạn cần tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
- Bạn bán sản phẩm hay dịch vụ gì?
- Đối tượng khách hàng của bạn?
- Website sẽ giúp gì cho bạn?
- Khách hàng cần những thông tin nào?
- Sản phẩm nổi trội của bạn là gì?
- Khách hàng sẽ mua hàng và thanh toán như thế nào?
- Website của các công ty cùng ngành với bạn như thế nào?
Bước 2: Đưa ra những yêu cầu cần có trong thiết kế Website
Sau khi làm rõ được ngành hàng và đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến bạn cần xác định những yêu cầu cần có của Website:
- Số lượng Website?
- Lưu lượng lưu trữ?
- Giỏ hàng có nên có trong website?
- Thanh toán trực tuyến, thẻ tính dụng, COD,…
- Các tiện ích cần thiết như: khách hàng đánh giá, bản đồ, chat trực tuyến,…
- Website thiết kế có cần liên kết với các mạng xã hội: facebook, linkedln, G+,… hay không?
Bước 3: Nghiên cứu nên tự thiết kế Website hay thuê đơn vị dịch vụ
Để xác định tự thiết kế Website hay thuê đơn vị dịch vụ hỗ trợ thì bạn hãy xem qua bài chia sẻ “3 lý do chính quyết định bạn có nên tự thiết kế Website hay tìm dịch vụ thiết kế Website chuyên nghiệp?” để có đáp án cho riêng mình nhé.
Bước 4: Lựa chọn tên miền và Web hosting

Tên miền và hosting ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc thiết kế Website bán hàng. Hiện tại có rất nhiều tên miền khác nhau nhưng .com và .vn là hai tên miền được coi là mạnh nhất vì mọi người có xu hướng click vào những Website bán hàng của hai tên miền này để tìm kiếm thông tin hoặc sản phẩm trực tuyến. Ngoài ra tên miền cần phù hợp với thương hiệu của bạn vì nó sẽ theo doanh nghiệp của bạn và ảnh hưởng đến SEO Website. Dưới đây là một số tips dành cho bạn:
- Tên miền chứa từ khóa chính: Giúp Website dễ có thứ hạng cao khi khách hàng tìm kiếm từ khóa chính của bạn.
- Hạn chế dùng các ký hiệu đặc biệt: Để khách hàng dễ đọc, dễ viết, dễ nhớ nên tên miền càng ngắn càng tốt
- Tên miền sử dụng từ khóa vị trí: Nếu bạn chỉ giới hạn đối tượng trong một khu vực cụ thể thì bạn có thể sử dụng thêm từ khóa vị trí để giới hạn đối tượng khách hàng. Ngoài ra, với các lĩnh vực cạnh tranh thì tên miền bạn dự định chọn thì đã có người sở hữu, khi đó bạn chỉ cần sử dụng thêm từ khóa vị trí vào sau từ khóa chính.
Dung lượng Web hosting sẽ quyết định dung lượng lưu trữ và tốc độ tải website của bạn. Để đảm bảo khách hàng không phải chờ đợi trang Web loading hay lo đến việc website bị tạm ngưng do hết băng thông, hết dung lượng,… khi đang hoạt động thì hãy tính toán dung lượng nội dung, hình ảnh, video, lượng truy cập dự kiến để lựa chọn gói Hosting phù hợp nhất.
Bước 5: Phác thảo và xây dựng nội dung trong thiết kế Website
Nội dung trang web là toàn bộ những gì bạn thể hiện cho khách hàng của bạn, vì vậy thiết kế Website cần có nội dung đơn giản, rõ ràng, dễ điều hướng. Bạn cần có tối thiểu các nội dung cơ bản sau:
- Trang chủ
- Trang giới thiệu doanh nghiệp
- Trang sản phẩm/dịch vụ
- Trang blog
- Trang hướng dẫn khách hàng mua hàng
- Trang liên hệ
Bước 6: Thiết kế Logo
Logo là hình ảnh đại diện doanh nghiệp của bạn nên cần thiết kế độc đáo và gây ấn tượng mạnh mẽ với người dùng nhưng phải có ý nghĩa đồng bộ với tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp. Nó sẽ nhất quán với toàn bộ website để tăng độ nhận diện cho doanh nghiệp vì vậy bạn có thể tự thiết kế hoặc thuê một đơn vị thiết kế chuyên thiết kế logo để thực hiện hóa cho ý tưởng của bạn.
Bước 7: Kiểm tra Website
Bước sau khi thiết kế Website hoàn tất bạn cần kiểm tra lại vì việc này giúp bạn biết được website của mình đã hoạt động tốt hay chưa? Có những lỗi gì nên khắc phục hay không?
Bạn đứng trên cương vị người mua hàng, có thể sử dụng tab ẩn danh (ctrl+shift+n) để tiến hành sử dụng trang Web ở tất cả các tính năng từ tạo đơn, thanh toán và trực tiếp nhận hàng để có thể đảm bảo rằng website của bạn đã được xây dựng thành công. Ngoài ra sẽ mất một khoảng thời gian để Website đi vào ổn định và có được vị trí tốt trên thứ hạng tìm kiếm, bạn phải tích hợp sử dụng các công cụ kiểm tra trên trình duyệt như: Search Console, Analytics,….
Bước 8: Quảng bá website
Hiểu cách đối tượng khách hàng sẽ tìm thấy trang Web của bạn như thế nào để quảng bá website của bạn trên công cụ tìm kiếm, banner quảng cáo, mạng xã hội,… hay những ứng dụng nào mà bạn cho rằng phù hợp. Bạn có thể chạy quảng cáo trên google, fanpage để tăng traffice Web.
Bước 9: Phát triển website
Mặc dù website đã đưa vào hoạt động nhưng bạn cần không ngừng nghiên cứu để tối ưu và phát triển website sao cho người dùng cảm thấy hài lòng khi vào trang Web cũng như tăng thứ hạng trên thanh tìm kiếm. Bạn cũng nên phát triển những nội dung thật sự hữu ích cho người dùng vì đó là một trong những yếu tố giúp website của bạn thu hút được nhiều người ghé thăm và quay lại.
Mong là bài viết hướng dẫn 9 bước thiết kế Website bán hàng sẽ giúp bạn sớm có riêng một trang Web hiệu quả. Hãy thường xuyên truy cập vào Tây Group để đọc những bài viết hữu ích nhé.
Dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO / Dịch vụ Marketing online
Adress: 1764/3C Quốc Lộ 1A, P. An Phú Đông, Q. 12, TP. HCM
Email: info@tay.vn
Hotline: 0867 900 500 – Call / Zalo / Viber